26/8/10

ĐIỂM QUA CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
Gần đây, tại kỳ họp thứ 21 của uỷ ban điều phối quốc tế “chương trình con người và sinh quyển” – Man and Biosphere Program (MAB thuộc UNESCO) diễn ra tại đảo JeJu (Hàn Quốc) từ ngày 25 đến 29/5/2009 đã công nhận Cù lao Chàm và Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) thế giới. Như vậy, đến nay nước ta có tất cả tám khu DTSQ thế giới lần lượt là: Cần Giờ, Cát Tiên, Cát Bà, Đồng bằng Sông Hồng, Biển Đảo Kiên Giang, Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm và Mũi Cà Mau.
Mỗi khu DTSQ thế giới ở Việt Nam có những đặc điểm, đặc trưng và hệ sinh thái riêng mà các khu DTSQ khác trên thế giới không có được. Sau đây xin điểm qua các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam:
1.Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ:

Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Ngày 21/01/2000, khu rừng ngập mặn Cần Giờ được MAB/UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới đầu tiên của Việt Nam và đứng thứ 368 của thế giới.
Khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ nằm ở cửa ngõ Đông Nam TP HCM, Có toạ độ: Từ 100 22’ đến 100 40’ độ vĩ bắc và từ 1060 46’ đến 1070 01’ độ kinh đông. Cách trung tâm TP HCM khoảng 40km theo đường chim bay, khu DTSQ Cần Giờ giáp tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc, giáp Biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây và giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Đông. Tổng diện tích khu DTSQ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
Rừng ngập mặn Cần giờ còn gọi là Rừng Sác, là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh. Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của Biển gần bên và các đợt thuỷ triều nên hệ thực vật nơi đây rất phong phú, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và là nơi trú ngụ cho nhiều loài thuỷ sinh, cá và các loài động vật có xương sống khác.
Về thực vật: quần xã thực vật bản địa mà loài đước đôi (Rhizophora apiculata) chiếm ưu thế cùng một số loài cây khác như gõ biển (Intsia bijuga), dà vôi (Ceriops tagal), dà quánh (C.decandra), cóc trắng (Lumnitzera racemosa), xu ổi (Xylocarpus granatum), tra (Thespesia populnea),... cũng được trồng để phủ xanh các vùng đất cao, ít ngập triều. Các loại thực vật nước lợ như bần chua, các quần hợp mái dầm như ô rô, dừa nước, ráng, v.v… Thảm cỏ biển với các loài ưu thế Halophyla sp., Halodule sp., và Thalassia sp.; đất canh tác nông nghiệp với lúa, khoai mỡ, các loại đậu, dừa, các loại cây ăn quả.
Về động vật: Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động vật đa dạng, trong số đó chiếm ưu thế là đàn khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) cùng nhiều loài chim, cò. khu hệ động vật thủy sinh không xương sống với trên 700 loài, khu hệ cá trên 130 loài, khu hệ động vật có xương sống có 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát, 4 loài có vú. Trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè (gekko gekko), kỳ đà nước (varanus salvator), trăn đất (python molurus), trăn gấm (python reticulatus), rắn cạp nong (bungarus fasciatus), rắn hổ mang (naja naja), rắn hổ mang chúa (ophiophagus hannah), vích (chelonia mydas), cá sấu hoa cà (crocodylus porosus)… Khu hệ chim có khoảng 130 loài thuộc 47 họ, 17 bộ. Trong đó có 51 loài chim nước và 79 loài không phải chim nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
2. Khu dự trữ sinh quyễn Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn của 11 huyện thuộc bốn tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và Đắc lắc với tổng diện tích 728.700 ha, gồm ba vùng: vùng lõi 73.800 ha, vùng đệm 251.450 ha, và vùng chuyển tiếp 403.450 ha. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên.
Vườn quốc gia Cát Tiên nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" đến 11°50′20" độ vĩ bắc, và từ 107°09′05" đến 107°35′20" độ kinh đông. Vườn quốc gia Cát Tiên được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyễn thế giới vào ngày 10.11.2001. Nó là khu dự trữ sinh quyễn thứ 411 của thế giới và thứ hai của Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, đây là một khu rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng còn sót lại ở miền Nam nước ta, với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng như loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus). Các hệ sinh thái ở đây có nhiều chức năng như điều hòa mực nước vùng đầu nguồn sông Đồng Nai, cung cấp nước ngọt vào mùa khô và hạn chế ngập lụt vào mùa mưa cho cả vùng Đông Nam bộ và T.P Hồ Chí Minh.

19/1/10

TÌM HIỂU RÙA BIỂN Ở VIỆT NAM

Rùa Biển - Hải quy (Cheloniidae), là tên gọi chung của các loài bò sát có mai sống trong môi trường Biển. Người dân sống dọc theo các tỉnh ven biển miền trung nước ta thường gọi Rùa Biển là con Đú. Theo các nhà khoa học, Rùa Biển là một trong những loài sinh vật sống lâu năm nhất trên hành tinh xanh. Chúng đã tồn tại cách nay khoảng từ 150 đến 200 triệu năm, tương đương hoặc lâu hơn cả loài Khủng Long.

Vị trí của rùa trong hệ thống phân loại động vật như sau
Giới động vật: Zoa
Phụ giới động vật có miệng thứ sinh: Deuterostomia
Ngành có dây sống: Charedata
Phân ngành có xương sống: Vertibrata, thuộc nhóm có sọ: Craniota
Phân ngành phụ ngành động vật có hàm: Gnathostomata
Lớp bò sát: Reptilia
Bộ rùa: Testudinata

Rùa biển thuộc họ bò sát lớn sống ở biển, phân lớp Rùa (Testudinata). Vỏ giáp lưng (mai) thẳng, dẹt có tác dụng rẽ dòng để giảm sức cản trong nước. Tấm giáp bụng (yếm) không liền với vỏ giáp lưng. Cổ ngắn, đầu không thụt hẳn được vào phần vỏ. Chi trước dài hơn chi sau, dạng vây chèo. Bơi nhanh, lặn sâu, có thể bơi hàng trăm km. Mỗi lứa đẻ từ vài chục đến vài trăm trứng hình cầu, có vỏ da dai, vùi dưới cát ẩm. Phân bố trong các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, gồm 5 chi, mỗi chi một loài (với hai phân loại địa lý).

Trên thế giới hiện đang tồn tại bảy loài Rùa Biển, chúng sống ở khắp các đại dương (trừ Bắc Băng Dương). Riêng nước ta, các cơ quan chức năng đã ghi nhận sự xuất hiện của năm loài rùa biển thuộc 2 họ, chúng phân bố ở vùng biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, quanh các đảo và quần đảo, nhưng tập trung nhiều ở ven biển thuộc các tỉnh Nam Trung bộ trở vào, trong đó ở vùng biển quanh Côn Đảo, Phú Quốc có mật độ phân bố cao.

Các loài rùa biển ở Việt Nam gồm: Rùa Da (Demochelys Coriacea); Đồi Mồi (Eretmochelys Imbricate); Đồi mồi Dứa (Lepidochelys Olivacea); Vích còn gọi là Rùa Xanh (Chelonia Mydas) và Quản Đồng còn gọi là Rùa đầu To (Carelta carelta). Hai loài Rùa Biển còn lại không có ở vùng biển Việt Nam là Rùa Biển Kemp’s Ridley (Lepidochelys Kempil) và Rùa mai phẳng (Natator Depressus). Hiện nay, sáu trong số bảy loài Rùa Biển trên đang có nguy cơ tuyệt chủng mặc dù việc mua bán các loài rùa biển đã và đang bị nghiêm cấm ở các nước thành viên công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).

Có thể khái quát 5 loài rùa biển ở Việt Nam như sau:

- Rùa Da: Còn gọi là Rùa Luýt hay rùa biển lưng da, Tên tiếng Anh: Leatherback Turtles (Tên khoa học: Dermochelys Coriacea). Đây là loài có kích thước lớn nhất trong 5 loài rùa biển, chiều dài bình quân của con đực đạt 1,14m, con cái là 1,39m (cá biệt có con đạt 2,4m và nặng đến 500kg). Đặc biêt, người ta đã từng tìm thấy một con rùa da có chiều dài từ đầu đến đuôi hơn ba mét và cân nặng 916 kg. Đó là mẫu cụ thể đã được tìm thấy trên một bãi biển ở bờ biển phía tây của xứ Wales ở Bắc Đại Tây Dương. Rùa da được tìm thấy trong khắp các đại dương, chúng phân bố rộng rãi nhất trong tất cả các loài rùa biển, xa về phía bắc như Alaska và xa về phía nam là mũi cực nam của châu Phi ở Nam Phi.

Rùa Da là loài bò sát biển lớn nhất còn sống và sống gần như toàn bộ cuộc sống của chúng trên biển. Thời gian duy nhất chúng ở trên đất là khi rùa cái đẻ trứng, và khi nở ra từ tổ, chúng nhanh chóng tìm mọi cách để trở về đại dương. Có thể dễ dàng phân biệt rùa da với các loại rùa khác bởi mai của chúng là da và bằng chân chèo dài phía trước của chúng. Những con rùa da có một hệ thống các nguồn cung cấp máu độc đáo cho xương và sụn. Điều này cho phép nhiệt độ cơ thể của chúng dể dàng thích nghi với nhiệt độ môi trường nước và cho phép chúng chịu đựng được nước rất lạnh (khoản 4,5oc). Vì vậy, chúng có thể lặn tới độ sâu lên đến 1.200 m (3.937 feet), sâu hơn nhiều so với bất kỳ các loài rùa biển khác. Chúng cũng là loài bò sát nhanh nhất, ấn bản 1992 của sách kỷ lục Guiness ghi nhận có những con rùa da đạt được tốc độ di chuyển 35,28 km /giờ trong nước.

Rùa da đẻ trứng vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch, mỗi lần đẻ từ 60 đến 100 quả. Đường kính của trứng từ 5 – 6,5cm, sau bảy tuần trứng sẽ nở. Thức ăn của rùa này là các loại cá, giáp xác thân mềm, rong và cỏ biển.
Rùa Da cũng được ghi nhận là loài rùa biển có chặng đường di cư dài nhất trong các loài rùa biển. Các nhà khoa học tại Cơ quan dịch vụ nghề cá biển quốc gia Mỹ đã gắn thẻ theo dõi một con Rùa Da cái trong 647 ngày và phát hiện chặng đường khi nó rời tổ trứng tại Papua, Indonesia trở về nơi kiếm ăn ở ngoài khơi Oregon, Mỹ có độ dài khoản 20.588 km




Rùa Da



















- Đồi mồi: Tên tiếng Anh Hawksbill (Tên khoa học: Eretmochelys Imbricata) Là loài dễ nhận biết bởi trên mai của nó gồm những tấm sừng màu gụ cùng với các sọc và đốm sáng xếp lưới như mái ngói, viền sau và viền bên không gắn chặt vào mai, Chi biến thành dạng mái chèo, chi trước có 2 vuốt, chi sau có 1 vuốt. Đầu màu đen có viền mầu trắng, trên đầu có 2 đôi vẩy trước trán, hàm dưới hơi cong có hình dạng giống như mỏ diều hâu. Đuôi ngắn, mai mầu nâu vàng có nhiều chấm hoặc vân mầu nâu đen, yếm mầu vàng. Chiều dài của đồi mồi không vượt quá 1m. Kích thước trung bình 0,61-1,01m, khối lượng từ 40-50kg.

Đồi mồi được tìm thấy trên khắp thế giới tại vùng biển nhiệt đới và được biết là làm tổ trên bãi biển trong ít nhất 60 quốc gia. Đồi mồi sống trong những vùng Biển tương đối nông, các rạn san hô ven biển, vịnh, đầm phá và thậm chí cả đầm lầy ngập mặn ở cửa sông.

Đồi mồi mất từ 30 – 40 năm để trưởng thành và sinh sản. Sinh sản cũng bằng cách đẻ trứng. Thời gian đẻ trứng từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần đẻ từ 80-140 quả trứng được vùi trong cát sâu từ 40-50cm, sau bảy tuần thì trứng nở, rùa con thường cân nặng không quá 20 gram sau khi nở và có chiều dài khoản 2,5cm. Thức ăn của chủ yếu chúng là Bọt biển (chiếm 70-95% khẩu phần ăn), ngoài ra còn là san hô mềm, hải miên, cá, tôm, cua và các loài rong, cỏ biển.

Đồi mồi hiện đang đướng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Từ rất lâu, con người đã săn bắt Đồi mồi để làm nữ trang và đồ trang sức từ Mai của chúng trong nhiều thế kỷ. Ngoài ra trứng, thịt Đồi mồi còn được xem là thức ăn bổ dưỡng mà ai cũng muốn một lần được thưởng thức. Đặc biệt, Đồi mồi nhồi bông là quà tặng kỹ niệm độc đáo đối với nhiều người. Vì vậy, hành động khẩn cấp để cứu Đồi mồi đang được nhiều tổ chức quốc tế tiến hành với sự tham gia của chính phủ các nước.




Đồi mồi























- Đồi mồi Dứa: Tên tiếng Anh Olive Ridley, (Tên khoa học: Lepidochelys Olivacea). Còn được gọi là rùa Ridley Thái Bình Dương, là một trong những loài nhỏ nhất của rùa biển. Nó được đặt tên theo màu xanh ô liu của mai hình trái tim tròn. Những cá thể trưởng thành có trọng lượng trung bình nhỏ hơn 46 kg, với chiều dài mai chỉ khoản 76 cm. Mai có màu xanh lá cây ôliu sẫm màu với một phần bụng màu vàng, các mép mai trơn tru. Kích thước và hình dáng của nó thay đổi theo từng khu vực, rùa sống ở phía tây Đại tây Dương thường có mài sậm hơn ở phía đông Thái Bình Dương.

Đồi mồi dứa được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới, ngoài khơi bắc Ấn Độ Dương, đông Thái Bình Dương và đông Đại Tây Dương. Ở tây Đại Tây Dương, phần lớn các tổ rùa được tìm thấy nằm trên một dải bờ biển ngắn trên đảo Surinam. Rùa Olive Ridleys là loài ăn tạp, chúng ăn cua, tôm, tôm hùm đá, cỏ biển, tảo, ốc, cá, đôi khi chúng cũng ăn sứa trong vùng nước nông. Tuy nhiên các loại tảo được xác định là thức ăn chính của Đồi mồi dứa.

Mùa sinh sản của chúng kéo dài từ tháng sáu đến tháng 12 nhưng thời kỳ cao điểm là tháng chín, tháng mười. Đồi mồi dứa để trứng từ 1-3 lần mỗi mùa, chúng đẻ vào ban đêm mỗi lần đẻ từ 100-110 trứng trên các bãi cát ven biển. Trứng được ủ khoảng 50-60 ngày thì nở, rùa con khi nở ra thường có cân nặng nhỏ hơn 28 gram, dài khoảng 3,8 cm. Tuổi trưởng thành của Rùa còn chưa được biết chính xác, nhưng nếu tương tự như Rùa Kemp Ridley thì sẽ là từ 10-15 năm. Đặc điểm của loại rùa này là chúng thường tập trung đẻ trứng với số lượng rất đông, hàng ngàn cá thể cùng đẻ trên một bãi biễn cùng lúc nên đôi khi con này lại đào phải ổ trứng của con khác. Chúng chỉ đẻ trứng ở bãi biển nơi chúng được sinh ra.






Đồi Mồi Dứa















- Vích (Còn gọi là Rùa Xanh): Có tên khoa học là Chelonia Mydas. Đây là tên chung rất phổ biến ở vùng biển Côn Đảo. Nó được gọi là rùa xanh bởi lẽ thân thể chúng rất bóng, màu xanh tuy vậy cũng có thể là màu thâm đen hoặc đen nhạt, đầu có vẻ nhỏ hơn so với kích thước cơ thể chúng và không rút được vào trong mai, trên đầu có một đôi vẩy trước trán, hàm cong lên, tấm lưng rất mỏng, xếp sát vào mai. Chi biến thành dạng mái chèo, chi trước có 1 vuốt. Đuôi ngắn, mai mầu nâu, yếm bụng vàng nhạt Chiều dài bình quân của con trưởng thành đạt từ 1- 2m, khối lượng bình quân đạt 40-200kg. Con đực lớn hơn con cái và có đuôi dài.

Vích có hai phụ loài trong đó bao gồm Chelonia mydas mydas và Chelonia mydas agassizii. Tên gọi chung cho Chelonia mydas là rùa xanh Đại Tây Dương vì chúng sống chủ yếu ở Đại Tây Dương đôi khi chúng cũng được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển của châu Âu và Bắc Mỹ hoặc Đông Thái Bình Dương. Ở Việt Nam chúng có nhiều ở vùng biển Côn Đảo.

Con trưởng thành mất từ 10-20 năm. Sinh sản bằng cách đẻ trứng, thời gian sinh sản từ tháng 2 đến tháng 9 dương lịch tùy theo khu vực. Thời gian mang thai trung bình 56 ngày (dao động từ 40 đến 72 ngày tùy theo địa điểm). Khi đã sẳn sàng đẻ trứng, rùa cái rời khỏi nước trường lên cát tìm nơi thích hợp dùng 2 chi trước đào tổ sâu từ 50-60 cm đẻ trứng và lắp cát lại. Vích có thể đẻ từ 150-200 trứng trong một ổ, trứng Vích tròn có vỏ màu trắng nhạt, mềm, đường kính 3cm, thời gian trứng nở 50-55 ngày. Nhiệt độ sẽ quyết định giới tính của rùa con (rùa cái cần nhiệt độ cao hơn)
Thức ăn của Rùa xanh chủ yếu là cỏ. Chúng ăn tảo biển và cỏ biển mọc ở vùng nước nông. Tuy nhiên, lúc còn nhỏ chúng ăn sứa, cá, tôm, cua, bọt biển, ốc, và sâu.





Rùa Xanh (Vích)




















Rùa Xanh (Ảnh VQG Côn Đảo)


- Rùa Quản đồng (Còn gọi rùa đầu to): rùa có tên khoa học là Caretta caretta, thuộc họ Vích (Chelonidae), tên tiếng Anh: Loggerhead turtle. Toàn thân rùa có màu vàng sáng, mai rùa có màu nâu đỏ ánh xà cừ. Đây là loài rùa rất hiếm được liệt kê trong phụ lục I theo Công ước Cấm buôn bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), Công ước các loài di cư (CMS) và sách đỏ Việt Nam. Có kích thước như Vích, độ dài bình quân từ 58 đến 95 cm, trọng lượng 50-90 kg, đẻ trứng vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, mỗi lần đẻ từ 100-150 quả, đường kính của trứng là 4cm.

Quản đồng được tìm thấy trong gần như tất cả các đại dương trên thế giới ôn đới và nhiệt đới: Đại Tây Dương từ Newfoundland đến Argentina, Ấn Độ Dương từ miền nam Châu Phi đến Vịnh Ả Rập, miền Tây nước Úc, biển Địa Trung Hải, và Thái Bình Dương từ Alaska đến Chile và Úc đến Nhật Bản. Trong mùa đông rùa di chuyển đến vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống trong các vùng nước ven biển, gần rạn san hô và trong đầm lầy nước măn, đầm nước lợ, và các cửa sông.













QUẢN ĐỒNG











Tóm lại, Rùa biển là loài bò sát rất đặc biệt và cuộc sống của chúng vẫn còn nhiều điều bí ẩn đối với các nhà khoa học.Vòng đời của Rùa biển trãi qua nhiều môi trường sống khác nhau: chúng được sinh ra từ những bãi cát ven biển, 3 – 5 năm đầu đời chúng lớn lên ở vùng rạn san hô, cỏ biển gần bờ rồi trôi dạt ra giữa đại dương bao la để kiếm sống. Đến tuổi trưởng thành (khoảng 20 - 30 tuổi) chúng trở lại vùng rạn san hô gần bờ để giao phối và tìm về đúng nơi chúng đã sinh ra để làm tổ, đẻ trứng dù nơi ấy cách xa chổ chúng sinh sống vài ngàn km. Tuy nhiên, bằng cách nào mà rùa có thể nhớ đường trở về đúng nơi được sinh ra, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được.

Do đặc tính hiền lành và chậm chạp, hơn nữa thịt và sản phẩm của các loài rùa biển rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế nên rùa biển đã trở thành đối tượng săn bắt của hầu hết ngư dân ở nước ta và trên khắp thế giới, do vậy nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài rùa biển hiện nay là rất cao. Đứng trước nguy cơ đó nhiều tổ chức quốc tế đã được thành lập để bảo vệ rùa biển, chính phủ Việt Nam cũng đã chủ trương nghiêm cấm săn bắt rùa biển trên phạm vi cả nước và tham gia, hợp tác tích cực với các tổ chức quốc tế trong bảo vệ, bảo tồn Rùa Biển. Tuy nhiên, Rùa biển di chuyển xa đến vài ngàn km nên việc bảo vệ chúng không thể thực hiện riêng lẻ ở một quốc gia mà cần có sự hợp tác của nhiều quốc gia và đặc biệt là ý thức bảo vệ rùa biển của các ngư dân trên toàn thế giới.

20/11/09

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG

Chủ nhật (15/11/2009) vừa qua đọc báo Tuổi Trẻ tôi tình cờ đọc được bài "Tìm em, cô gái Mỹ Tho" của Công Nhật, tôi thật súc động trước tình cảm mà ETHAN YANG dành cho cô gái ấy và ước mong cho anh sớm đạt được ý nguyện của mình. Xin phép tác giả được đăng lại nguyên văn bài báo để các bạn cùng chia sẻ:



Ảnh của Ethan do “cô gái Mỹ Tho” chụp cho anh trên chuyến xe khách về TP.HCM







Tìm em, cô gái Mỹ Tho

TT - Câu chuyện tình “sét đánh” giữa một chàng trai Mỹ và một cô gái Việt trên chuyến xe khách từ Mỹ Tho về TP.HCM. Họ xa nhau từ đó nhưng chàng trai vẫn kiên trì tìm kiếm cô gái qua những lá thư gửi về VN. Liệu họ sẽ gặp lại nhau? Nhiều bạn đọc đã "xuýt xoa" vì chàng trai lãng mạn và mong cho anh sớm gặp lại "người trong mộng" của mình.

Tuổi Trẻ xin trích đăng một phần lá thư cảm động này với lời chúc Ethan sẽ sớm gặp lại người con gái Mỹ Tho của mình:

“Tôi đón chuyến xe đò từ Mỹ Tho về TP.HCM trong một buổi trưa nắng gắt (tầm 10-12 giờ) vào ngày 3-8 vừa qua. Tôi chuẩn bị quay lại Mỹ sau một thời gian du lịch ở Việt Nam. Theo lời giới thiệu của một cô bạn người Việt học chung ở đại học thì Mỹ Tho là một thành phố đẹp, khá phát triển nhưng vẫn giữ được nét sơ khai, nên tôi đã không bỏ qua cơ hội tham quan vùng đất này.

Trời nóng như đổ lửa mà chuyến xe lại đông người, tôi phải uống nước nhiều hơn bình thường. Nhìn ra ngoài cửa sổ, tôi thấy hai bên đường những người nông dân đang làm ruộng miệt mài với mấy lớp áo trên người. Họ không thấy nóng ư? Tôi cũng thấy những đứa trẻ còn nhỏ xíu nô đùa bên sông. Có ai chú ý đến chúng không? Con sông sâu đến thế mà...

Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt phát hiện điều gì đó rất đặc biệt đang diễn ra ở hàng ghế ngay trước mặt. Có một đôi mắt cứ len lén nhìn tôi...

Cái cách cô ấy giả vờ nhìn tôi một cách vô tình cũng như nụ cười đầy bối rối của cô vội quay mặt đi khi bắt gặp tôi nhìn lại khiến tôi thấy vui vui.

Tôi quyết định bắt chuyện trước.

Thật buồn khi tôi không thể nói tiếng Việt, còn cô ấy chỉ hiểu lõm bõm vài từ tiếng Anh. Sau hai, ba câu chào hỏi không thành công, chúng tôi im lặng. Cái cảm giác phải lặng im khi có quá nhiều điều muốn nói, muốn hỏi thật sự khó chịu lắm.

Tôi bắt đầu nghĩ ngợi nhiều hơn và suy đoán về cô ấy. Thật khó để biết được cô ấy còn đi học hay đang đi làm. Tôi chỉ đoán chắc cô ấy là người gốc Mỹ Tho vì cô chỉ ôm đúng một chiếc balô nhỏ trên người. Tôi nhớ cô ấy khoác chiếc áo kaki có màu xanh lá nhẹ, không trang điểm gì cả, bình thường, giản dị... Điều duy nhất khiến cô ấy đặc biệt là việc không đeo khẩu trang lùm xùm như bao phụ nữ khác trên xe.

Tôi không tin lắm vào cái gọi là tình yêu sét đánh, nhưng tôi biết mình sẽ hối hận nếu không kết bạn được với người con gái này. Tôi trao vội cho cô tờ giấy nhăn nhúm với số điện thoại của mình trên đó, không quên gửi tặng cô một nụ cười thật tươi.

Như thế vẫn chưa đủ. Tôi không muốn mình bỏ phí khoảng thời gian còn lại... nên tôi đã đưa máy ảnh và nhờ cô ấy chụp hình cho mình. Chuyện nhỏ nhặt là thế mà tôi cứ ấp úng mãi mới nên lời. Khi cô ấy nhoẻn miệng cười và báo đã xong, tôi rất muốn đề nghị được chụp hình lại cho cô nhưng không hiểu sao tất cả những thứ tôi làm lại là: cảm ơn và ngồi xuống, im lặng tiếp!

Đừng tưởng khi một người sinh ra và lớn lên ở trời Tây thì sẽ thoải mái, tự tin trong quan điểm và hành động... Tôi cũng phải đối mặt với sự nhút nhát, toát mồ hôi thật sự mỗi khi nhìn hay tiếp xúc trực tiếp với cô ấy.

Cô ấy xuống xe trước tôi và tôi nhắm mắt lại, thầm cầu nguyện: “Ước gì mình sẽ nhanh chóng quên điều này đi”. Khoảng cách địa lý, bất đồng về ngôn ngữ... sẽ làm mọi chuyện chẳng tới đâu.

Nói là thế, nhưng năm ngày cuối cùng ở TP.HCM tôi đã dành mỗi ngày vài giờ để ra trạm xe ấy, chờ đợi, quan sát và hi vọng sẽ gặp lại cô gái Mỹ Tho...

Đứng tại trạm xe tôi thấy thời gian trôi thật nặng nề, và bắt đầu cảm thấy mình hứng thú với việc nhìn trời, mây bay... hay con thằn lằn đang bò, bắt mối trên tường. Tôi biết những điều đó là vô vị, nhưng ít ra nó giúp tôi không có thời gian rảnh để nghĩ về hình ảnh của cô gái.

Nhưng tất cả đều vô dụng! Đầu tôi luôn vang lên câu hỏi: “Làm sao để được gặp lại em? Làm sao?”.

Mang câu chuyện đó sẻ chia với người quen, tôi được một người bạn giới thiệu mục “Trong mắt người nước ngoài” của một tờ báo lớn ở Việt Nam. Tôi coi như đây là cơ hội cuối cùng để có thể tìm lại hình ảnh ấy.

Tôi đã trở lại Mỹ, về lại với cuộc sống đầy bận rộn thân quen... Nhưng khoảnh khắc ấy, ngồi im và chỉ lặng nhìn em lại khiến tôi cồn cào, nhớ da diết và chẳng thể nào quên em được! Những cô gái xinh đẹp, đầy quyến rũ vẫn xuất hiện kề bên tôi như ngày nào... Nhưng giờ họ bỗng nhạt nhòa trong tôi, điều này liệu em có bao giờ biết?

Tôi chỉ mong được nhắn gửi vài dòng tới người con gái ấy:

Chấp nhận đi theo con đường nghiên cứu y khoa, tôi biết mình sẽ không có nhiều thời gian để quay trở lại Việt Nam và tìm kiếm em. Tuy vậy, tôi sẽ không bao giờ thôi hi vọng. Tôi biết điều này khá là ủy mị khi nói ra, nhưng quả thật những kỷ niệm dù rất nhỏ đã xảy ra giữa hai chúng ta lại đang chiếm một góc rất lớn trong suy nghĩ này, và tôi - dù đã cố gắng - nhưng chẳng thể nào quên được.

Tôi tin dù ở hai nơi cách xa nhau, nếu chúng ta muốn thì cầu nối tình cảm vẫn có thể kết nối được. Và tôi sẽ nắm bắt thật chặt mọi cơ hội dù rất mong manh đến với mình... để lại được bên em!”.

Tôi biết lá thư này quá lập dị và hoàn toàn không phù hợp để gửi tới một tờ báo, nhưng tôi tin ở đâu đó trên trái đất này sẽ vẫn còn nhiều cái được gọi là sự ngoại lệ. Có tham lam quá không khi tôi muốn mình rơi vào trường hợp ấy?

7 lá thư tình của một người lạ

Tôi là Công Nhật, cộng tác viên của chuyên mục “Trong mắt người nước ngoài” trên báo Tuổi Trẻ. Một ngày nọ tôi nhận được lá thư của một chàng trai Mỹ với lời ghi chú cẩn thận: “Gửi chuyên mục Trong mắt người nước ngoài”, nhưng bên trong lại chứa đựng những câu văn thấm đẫm sự lãng mạn pha chút phấn khích của anh chàng dành cho một cô gái Việt tình cờ gặp nhau trên chuyến xe đò về TP.HCM.

Lá thư ấy đã bị tôi xếp xó trong một thời gian dài vì sự “lạc đề” của nó so với những vấn đề thời sự của chuyên mục, kể cả khi anh chàng si tình ấy tiếp tục gửi tới tôi sáu lá thư khác, cùng nội dung với lá thư đầu tiên.

Nhưng tôi đã không thể phớt lờ khi nhận được lá thư thứ bảy của anh chàng, nội dung y hệt những lá thư trước, chỉ khác phần tái bút với những lời tha thiết: “Tôi biết nói ra điều này có vẻ kỳ dị, nhưng tôi tin mình và cô gái ấy sinh ra là để cho nhau. Tôi chưa thể quay lại nơi ấy vì phải tiếp tục chương trình học dang dở của mình, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc, không bao giờ bỏ cuộc...”.

Bất đồng ngôn ngữ, sự e dè của những người trẻ khiến họ chỉ kịp trao nhau những ánh mắt, nụ cười đầy thẹn thùng. Thế nhưng khi về nước, anh chàng Ethan Yang (SV cao học ĐH Stanford, Mỹ - tác giả bức thư) vẫn không tài nào quên được hình ảnh của cô gái Việt. Tất cả đã khiến Ethan day dứt suốt ba tháng qua và phải trải lòng mình qua những lá thư...
(Công Nhật dịch)

Một tình cảm trong sáng và cảm độnq quá đi chứ! Không chỉ Ethan mà có lẽ ai đã từng yêu cũng đã gặp trường hợp này. Cái rung động đầu đời thật là dễ thương và đó là cái tình cảm thật nhất, trong sáng nhất. Câu chuyện cũng cho chúng ta một bài học: "Đừng bỏ lở một cơ hội để rồi phải tìm kiếm nó cả đời". Các bạn trẻ hãy ghi nhớ bài học này để có được tương lai tốt đẹp hơn. Một lần nữa tôi mong họ sớm gặp lại nhau và trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tôi tin chắc rằng họ sẽ được gặp nhau hoặc ít ra cũng liên lạc được với nhau, chúng ta hãy chờ xem.

12/8/09

VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU – KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI THỨ TÁM CỦA VIỆT NAM

Lâm Ngọc Kiên (CCKL Cà Mau)

Cà Mau là vùng đất cuối trời tổ quốc, vùng đất phù sa sinh sau đẻ muộn nhưng thắm đượm tình đất, tình người. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá đặc trưng của vùng đồng bằng Nam bộ nói chung, của Cà Mau nói riêng.
Đất Cà Mau từ lâu đã đi vào văn học, thơ, ca… Nhà văn Nguyễn Tuân đã xem vùng đất này như “ Ngón chân cái chưa khô bùn vạn dậm”; nhà thơ Xuân Quỳnh ví Cà Mau như “Mũi đất xanh trên biển mênh mông, đang rẽ sóng lao về phía trước…”; còn nhà thơ Xuân Diệu ví Cà Mau như Mũi tàu tổ quốc đang hướng ra biển rộng “…Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”.
Người Cà Mau chân chất thật thà, ăn ngay nói thẳng, hào sảng, hiếu khách…ai đã từng một lần đến Cà Mau chắc hẳn sẽ cảm nhận được điều đó.
Nằm cách TP Cà Mau 120km về phía Tây Nam là Mũi Cà Mau. Nơi đây có Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau. Vùng đất Mũi Cà Mau ngoài giá trị văn hoá, lịch sử, vẻ đẹp nên thơ, bên trong nó còn chứa đựng sự đa dạng về cảnh quan, môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học hiếm có, ở đây có nhiều vùng sinh quyển độc đáo. Sự độc đáo của vùng Đất Mũi Cà Mau là vùng sinh thái Bãi bồi, rừng ngập mặn ven biển, vùng sinh sản và trú ngụ của các loài thuỷ sinh vịnh Thái Lan, điểm dừng chân và trú ngụ của nhiều loài chim di trú quí hiếm trên thế giới.
Từ những đặc tính trên, vào ngày 26/5/2009, lúc 11h 20’ (giờ Hàn Quốc), trong khuôn khổ kỳ họp thứ 21của uỷ ban điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển (MAB – ICC thuộc UNESCO) diễn ra tại hòn đảo thơ mộng JeJu (Hàn Quốc) từ ngày 25 đến 29/5/2009 đã công nhận Cù lao Chàm và Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Phiên họp MAB – ICC lần này công nhận 22 khu dự trữ sinh quyển mới từ 17 quốc gia, nâng tổng số các khu dự trữ sinh quyển trên thế giới lên 553 từ 107 quốc gia. Vườn quốc gia Mũi Cà Mau là một trong 22 địa danh được bầu chọn trong tổng số 32 địa danh của 21 nước được đề cử lần này. Theo tiêu chí của UNESCO, để được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới phải là khu vực có nhiều hệ sinh thái đại diện cho những vùng địa lý sinh học chính, kể cả mức độ suy giảm do tác động của con người; có ý nghĩa về bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ hội để thể hiện tiếp cận phát triển bền vững cho một vùng; có diện tích thích hợp để thực hiện 3 chức năng của khu Dự trữ sinh quyển trong 3 vùng (lõi, đệm và chuyển tiếp); có cơ chế thực hiện sự tham gia của cộng đồng được thể hiện trong cơ chế, chính sách, kế hoạch quản lý, các chương trình nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo.
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có quy mô trên 371.500ha với ba vùng: vùng lõi 17.330ha, vùng đệm 43.300ha và vùng chuyển tiếp 310.870ha; vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Mũi Cà Mau, VQG U Minh Hạ và dãy rừng phòng hộ ven Biển Tây. Nơi đây có các hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: hệ thống diễn thế rừng nguyên sinh trên đất bãi bồi, hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn theo chế độ thuỷ triều sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa, hệ sinh thái biển là vùng sinh sản và nuôi dưỡng con giống tự nhiên các loài thủy hải sản cho cả vùng biển phía Đông, phía Tây Mũi Cà Mau và vùng Vịnh Thái Lan. .
Như vậy, từ năm 2000 đến nay Việt Nam đã có tổng số 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới là: Rừng ngập mặn Cần Giờ - TP HCM (được bầu chọn tháng 01/2000), Vườn quốc gia Cát Tiên (được bầu chọn tháng 11/2001), Quần đảo Cát Bà - Hải phòng (được bầu chọn tháng 12/2004), Châu thổ Sông Hồng - đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (được bầu chọn tháng 12/2004), Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang - ven biển và các đảo của Kiên Giang (được bầu chọn tháng 10/2006), Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (được bầu chọn tháng 9/2007), và thứ 8 là khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm - Quảng Nam và Vườn quốc gia Mũi Cà Mau.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập ngày 14/7/2003 theo quyết định số 142/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở nâng cấp khu Bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi. Theo đó, Vườn nằm trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển có toạ độ từ 8032’ đến 8049’ vĩ độ bắc và từ 104040’ đến 104055’ độ kinh đông. Tổng diện tích tự nhiên là 41.862 ha. Trong đó:
Diện tích phần trên đất liền: 15.262 ha.
Diện tích phần ven biển: 26.600 ha.
- Các phân khu chức năng trên phần đất liền:
a, Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 12.203 ha.
Thuộc Tiểu khu 2 và Tiểu khu 3 của khu rừng đặc dụng Ðất Mũi và khu rừng phòng hộ bãi bồi hiện nay.
b, Phân khu phục hồi sinh thái: 2.859 ha.
Thuộc Tiểu khu 4 và phân ven biển Tiểu khu 1 của khu rừng đặc dụng Ðất Mũi hiện nay.
c, Phân khu hành chính dịch vụ: 200 ha.
Thuộc khu vực ven Rạch Tàu, khu kênh Hai Thiện, khu Rạch Bàu Lớn và khu Rạch Mũi.
- Phân khu chức năng phần trên biển:
Phạm vi tính từ mép bờ biển phía Tây ra phía biển, chức năng chủ yếu của Phân khu này là bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hệ sinh thái ven bờ, duy trì và nghiên cứu quá trình địa mạo và sinh thái tự nhiên của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, bao gồm các điểm sau:
Ðiểm 1. Cửa Sào Lưới thuộc Huyện Cái Nước.(Tọa độ: Từ 1040 47' 30'' Kinh độ Ðông và Từ 80 48' Vĩ độ Bắc)
Ðiểm 2. Cách bờ biển 4.700 mét.(Tọa độ: Từ 1040 45' Kinh độ Ðông và Từ 80 48' Vĩ độ Bắc)
Ðiểm 3. Ngoài biển (Tọa độ: Từ 1040 42' Kinh độ Ðông và Từ 80 40' Vĩ độ Bắc)
Ðiểm 4. Ngoài biển (Tọa độ: Từ 1040 42' Kinh độ Ðông và Từ 80 35’ Vĩ độ Bắc)
Ðiểm 5. Ngoài biển (Tọa độ:Từ 1040 48' Kinh độ Ðông và Từ 80 33' 30''Vĩ độ Bắc)
Ðiểm 6. Ðầu rạch Trương Phi thuộc Huyện Ngọc Hiển (Tọa độ: Từ 1040 48' Kinh độ Ðông và Từ 80 34' 30'' Vĩ độ Bắc)
Ngoài ra VQG còn có vùng đệm với tổng diện tích là: 8.194 ha, nằm trên địa bàn các xã: Ðất Mũi, Viên An và Ðất Mới thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Mục tiêu và nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau:
- Bảo tồn lâu dài mẫu chuẩn sinh thái có tầm quan trọng quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở các giải pháp khoa học, kinh tế và xã hội để bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước vùng đất mũi đang trong quá trình diễn thế tự nhiên.
- Xây dựng Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau để phục vụ các hoạt động tham quan, du lịch sinh thái và hợp tác quốc tế, xây dựng và thực nghiệm các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn, phát huy giá trị và chức năng kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước. Qua đó cải thiện điều kiện sống của nhân dân trong vùng.
- Phát huy vai trò phòng hộ bảo vệ môi trường, hạn chế xói lở, thúc đẩy quá trình bồi tụ bờ biển, để bảo vệ đời sống và sản xuất của nhân dân các vùng đất liền, bảo vệ khu cư trú của ngư dân ở vùng ven biển, tạo nền tảng cho quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.
- Bảo vệ đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi cư trú cho các loài sinh vật ở vùng ven biển, các loài chim nước di cư, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy sản, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ở vùng ven biển.
- Xây dựng cơ cấu xã hội nghề rừng ổn định, phù hợp với các mục tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc cải thiện và nâng cao tính bền vững của các hệ canh tác Lâm - Ngư nghiệp, tăng năng suất của rừng để nâng cao lợi ích kinh tế của những diện tích rừng ngập mặn ở vùng đệm của Vườn Quốc gia.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm không ngừng cải thiện điều kiện sinh sống của nhân dân trong vùng. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về các giá trị của rừng và của hệ sinh thái đất ngập nước và các phương pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước.
-Góp phần củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự xã hội ở vùng cực Nam của Tổ Quốc.
Đa dạng sinh học đặc trưng của VQG này là hệ động thực vật rừng ngập mặn. Đây là hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường và rất quan trọng trong phòng hộ bờ biển, chắn gió, chắn sóng chống xói lở, cố định đất trong quá trình hình thành đất liền tiến ra Biển Đông.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn da dạng sinh học của nước ta, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vườn cũng có những đặc điểm độc đáo về địa lý tự nhiên và địa mạo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông, ven biển duy nhất ở Việt Nam với những nét đặc trưng của hệ động thực vật rừng ngập mặn.
Hệ thực vật ở đây có 22 loài ngập mặn đã được phát hiện, trong đó chiếm ưu thế thuộc về loài Đước (Rhizophora apiculata), Mắm trắng (Avicennia alba), Mắm (A. officinalis), Mắm ổi (A. marina), Trang (Kandelia candel) với quần thể thực vật gồm rừng tái sinh tự nhiên hỗn giao giữa cây đước, cây vẹt và rừng mấm. Cây mấm là loài tiên phong lấn biển có hệ thống rễ đặc biệt giữ đất bãi bồi, chống xói lở và hình thành các dãy rừng phòng hộ ven biển. Ngoài cây đước, thảm thực vật ở rừng ngập mặn VQG Mũi Cà Mau còn có vẹt, sú, bần, cóc, chà là, dương xỉ, nhiều loại dây leo…Theo các nhà khoa học, hệ thống rừng ngập mặn ở đây được cho là đa dạng thứ hai thế giới, chỉ kém rừng ngập Amazon ở Nam Mỹ.

Hệ động vật, với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ. Trong đó có một số loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN) như: Khỉ đuôi dài (Macaca Fascicularis), Voọc Bạc - Còn gọi là Cà Khu, Nhọ Nồi (Trachypithecus Cristatus) và nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam; lớp chim có 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có một số loài quí hiếm như: Cò trắng Trung Quốc Egretta eulophotes, Choắt mỏ cong hông nâu Numeniusmadagascariensis, Rẽ mỏ rộng Limnodromus semipalmatus, Bồ nông chân xám - còn gọi là Chàng Bè Pelecanus philippensis, Cò Lạo Ấn Độ - Còn gọi là Giang sen Mycteria leucocephala, Diệc Mốc Egretta gularis và Quắm đầu đen Threskiornis melanocephalus, quần xã chim trong sinh cảnh rừng ngập mặn đặc trưng với các loài phổ biến như Chích bông nâu Orthotomus ruficeps, Vành khuyên họng vàng Zosterops palpebrosa và Rẻ quạt java Rhipidura javanica; bò sát có 17 loài thuộc 9 họ, nhiều loài bò sát ở VQG Mũi Cà Mau có tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Ngoài ra còn có 5 loài lưỡng cư thuộc 3 họ; 14 loài tôm; 175 loài cá thuộc 116 giống và 77 họ; 133 loài động, thực vật phiêu sinh.
Động vật ở đây không những phong phú về thành phần loài mà còn có số lượng cá thể từng loài lớn. Đến VQG Mũi Cà Mau, quí khách có thể dễ dàng bắt gặp nhiều loại đặc sản của Cà Mau như: Rắn, Rùa, Trăn, Cua biển, Ba khía, ốc len, Dọp, Sò huyết, nghêu, cá ngát, cá đuối, cá nâu, cá mú, cá thòi lòi…
Đặc biệt, diện tích đất liền của VQG Mũi Cà Mau không ngừng được mở rộng một cách tự nhiên, hàng năm Mũi Cà Mau lấn ra biển hàng vài chục mét, thậm chí hàng trăm mét bằng nguồn phù sa do hệ thống sông, kênh, rạch bồi đắp dưới sự giúp sức của bộ rể phù sinh của rừng Mắm, Đước ven biển.
Với những đặc tính quí giá về sự đa dạng sinh học và điều kiện lập địa hiếm có nên Vườn Quốc Gia Mũi Cà Mau xứng đáng được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Để giữ vững danh hiệu đó đồng thời không ngừng phát triển sinh cảnh của khu sinh quyển, vấn đề đặt ra cho các ngành các cấp mà đặc biệt là ngành NN & PTNT của tỉnh Cà Mau hiện nay là làm gì để quản lý, bảo vệ thật tốt Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nói riêng và khu dự trữ sinh quyển nói chung.

CA MAU Cape National Park - Biosphere Reserves PARK WORLD eighth VIETNAM
Ca Mau is the last sun of national lands, the alluvial born after petal đượm love to borrow the earth, love people. Here preserved a lot of culture characteristic of the plains of the South in general, the Ca Mau in particular. Mau land has long been going on literature, poetry, music ... The writer Nguyen Tuan saw this land as "forefoot has dried mud ten thousand miles"; poet Xuan Quynh Ca Mau for the "green cape in the sea immense, in turn working towards the first wave ... "; time poet Xuan Dieu such as Mui Ca Mau National vessels are the broad direction of the sea" ... which we ship Cape Ca Mau Cape. Ca Mau People honesty feet high, eating just say straight, to pride, hospitality ... who at one time to Ca Mau will inevitably feel that. Ca Mau City located 120km southwest of the Cape Ca Mau. Here is Mui Ca Mau National Park. Mui Ca Mau land outside cultural values, history, beauty as romantic, inside it contains a diversity of landscape, environment, natural resources and biodiversity, rare, where there many regions unique biosphere. The uniqueness of the Dat Mui Ca Mau ecological alluvial, coastal mangrove forests, breeding areas and shelter for aquatic species, the Gulf of Thailand, at the stop and shelter many species of migratory birds you rare in the world. From the above characteristics, on May 26, 2009, at 11h 20 '(now Korea), within the framework of session of the committee 21cua coordination of international programs and the biosphere (MAB - UNESCO under the ICC ) held in Jeju island dreaming (Korea) from 25 to May 29, 2009 was recognized Cu Lao Cham and Mui Ca Mau National Park is the world's biosphere reserve. MAB meeting - this time the ICC recognized the 22 new biosphere reserves from 17 countries, bringing the total number of biosphere reserves in the world to 553 from 107 countries. Mui Ca Mau National Park is one of 22 places was elected in total 32 places of 21 countries were nominated this time. According to the criteria of the UNESCO, to be recognized biosphere reserve area is world regions have ecosystems represent the major bio-geographical regions, including the extent of decline due to human impact; meaningful conservation of biodiversity; have the opportunity to express to reach sustainable development for the region; an area suitable to perform the three functions of biosphere reserves in three regions (core, buffer and forward) have implemented the mechanism involved in the community is reflected in the policies, management plans, programs and research, monitoring, education and training. Biosphere reserve area of Ca Mau Cape 371.500ha scale on three regions: the core 17.330ha, 43.300ha buffer and transition area 310.870ha; the core region is divided into three subdivisions are strictly protected the Cape Ca Mau National Park, U Minh Ha National Park and coastal protection forest blocks west. Here are ecosystems characterized as typical system took the forest on alluvial soil, the system transfer characteristic ecosystems from mangrove forests in tidal regimes to freshwater flooded forest Melaleuca seasonal sea ecosystems is the breeding and raising of children breeding wild seafood species to both the sea to the east, west Mui Ca Mau and Gulf of Thailand. . Thus, from 2000 to present Vietnam has a total of eight Biosphere Reserves in the world is: Can Gio mangrove forests - Ho Chi Minh City (which was voted on in January 2000), Cat Tien National Park (elected Select Month November 2001), Cat Ba Island - Hai Phong (which is voted on in December 2004), Red River Delta - the coastal wetlands that the Red River Delta province (which was voted on in December 2004), district, Kien Giang biosphere reserve - and the coastal islands of Kien Giang (was elected on October 2006), Biosphere Reserves in West Park Nghe An (was elected in September 2007), and 7 th and 8 is Biosphere Reserves in the Cu Lao Cham - Quang Nam, Ca Mau Cape National Park. Mui Ca Mau National Park was established on July 14, 2003 by Decision No. 142/2003/QD-TTg of the Prime Minister on the basis of upgrading the Land Cape Nature Conservation. Accordingly, the Garden is located in the province and 2 districts of Nam Can Ngoc Hien have coordinates from 8032 'to 8049' north latitude and from 104,040 'to 104,055' longitudinal east. Total natural area is 41,862 ha. Where: The land area: 15,262 ha. The coastal area: 26,600 ha. - The subdivision features on the land: a, Subdivision strictly protected: 12,203 ha. State of the State and the second of three special use forests and forest extension Cape alluvial protection today. b, restoration ecology Subdivision: 2859 ha. Sub area 4 and the distribution of a coastal State the extension of special use forests Cape today. c, Subdivision administrative services: 200 ha. Sector along Rach Tau, the channel Thien Hai, the Big and the Rach Rach Bau Cape. - Functional quarters above sea: Range from the edge of the west coast the sea, the principal function of this Subdivision are conserving marine resources and coastal ecosystems, maintenance and research process geomorphology and ecology of natural the Cape Ca Mau National Park, including the following: Score 1. Mesh door Sao Cai Nuoc district. (Coordinates: from 1040 47 '30''East Longitude and 80 48' North Latitude) Score 2. 4700 meters from the coast. (Coordinates: from 1040 45 'East Longitude and 80 48' North Latitude) Score 3. Sea (Coordinates: from 1040 42 'East Longitude and 80 40' North Latitude) Score 4. Sea (Coordinates: from 1040 42 'East Longitude and 80 35' North Latitude) Score 5. Sea (Coordinates: from 1040 48 'East Longitude and 80 33' 30''latitude North) Score 6. Starter canal Zhang Fei Ngoc Hien District (Coordinates: from 1040 48 'East Longitude and 80 34' 30''latitude North) Besides national parks have a total buffer area is 8194 hectares, is located in the area of the town: Cape extension, new extension and An Vien Ngoc Hien district, Ca Mau province. Objectives and tasks of the Cape Ca Mau National Park: - Preserve the standard model long-term ecological importance national, regional and global solutions based on science, economy and society to protect wetland ecosystems are in the land of nose Performing the wild. - Building Mui Ca Mau National Park to serve sightseeing activities, ecotourism and international cooperation, build and test models for conservation and sustainable use of mangrove resources, has command value and economic functions of wetland ecosystems. Thereby improving the living conditions of people in the region. - Promoting the role of protective environmental protection, limiting erosion, promote convergence process bồi coast, to protect life and production of the people of the land, protecting the residence of fishermen in coastal areas, creating the foundation for sustainable development in coastal areas. - Protecting the biodiversity of mangrove ecosystems, habitats for species in coastal areas, migratory water birds, providing nutrients for aquatic species, support for the work production in coastal areas. - Develop career structure and social stability of forests, consistent with the objectives management, forest protection and development through improving and enhancing the sustainability of farming systems forestry -, increase capacity of forests to enhance the economic benefits of mangrove forest area in the buffer zone of National Park. - Improving rural infrastructure in order to constantly improve the living conditions of people in the region. Raising awareness of communities about the value of forest and wetland ecosystems and the sustainable use methods of wetland resources. -To contribute to strengthening national defense and security politics and social order in the southern region of the country. Biodiversity characteristics of the national park are fauna and flora of mangroves. This is a mangrove ecosystem naturally high value on biodiversity, natural landscapes, and environmental protection are important in the coast, wind, wave barriers against erosion, land in permanent process of land formation approaching the South China Sea. Cape Ca Mau National Park is one of the important sites of national programs for conservation of biodiversity of our country, where the study of coastal birds in Vietnam and Asia - Thailand Pacific garden also has unique natural and geographical geomorphology, creating an ecological estuaries, coastal areas in Vietnam with the unique features of the fauna and flora of mangroves. Flora here are 22 mangrove species have been discovered, which belong to dominant species (Rhizophora apiculata), Salted white (Avicennia alba), Mam (A. officinalis), Salted guava (A. marina) , Page (Kandelia candel) to the flora of the natural forest regeneration mixed between the mangrove trees, forest trees and parrots germ. Germ is the pioneer tree species have root systems sea encroachment hold special alluvial soil, anti-erosion and formation of coastal protection forest ranges. In addition, mangrove trees, vegetation in the mangrove Mui Ca Mau National Park have parrots, prawn, cork, Toad, palm, ferns, vines ... According to many scientists, the system mangroves here are Monday for a diverse world, only less flooded Amazon forest in South America. Fauna, with 13 species of mammals grade 9 them. Including some species in the world Red List (IUCN) such as long-tailed monkeys (Macaca Fascicularis), silver langur - Also known as Ca area, remember (Trachypithecus cristatus) and many species are in the red book of Vietnam ; 74 species of birds have 23 families, including some rare species such as White Stork China Egretta eulophotes, Choat Numeniusmadagascariensis open side brown, broad-billed Turn Limnodromus semipalmatus, Pelecaniformes foot gray - also called the pelican Pelecanus philippensis, Co Lao India - Also known as Giang sen Mycteria leucocephala, Diệc Milestones Egretta gularis and the black quam Threskiornis melanocephalus, bird communities in mangrove habitat characteristics common to species such as brown Tailorbird Orthotomus ruficeps, Yellow-throated White-eye Zosterops palpebrosa and tidbits java Rhipidura javanica; 17 species of reptiles have nine families, many reptiles at Mui Ca Mau National Park is named in the Vietnam Red Book and Red List of Nature Conservation Union International . There are also five species of amphibians in the third family, 14 species of shrimp; 175 fish and 77 of their 116 varieties; 133 species of plant and animal adventure was born. Animals here are not only rich in species composition but also the number of each species, individual adults. To Mui Ca Mau National Park, you can easily come across many specialty of the Ca Mau such as snakes, turtles, Chen, of the sea, three dimensions, buildings len, Dop, Scallop blood, oysters, fish off, fish drowning , brown fish, grouper, fish marginalized errors ... In particular, land area of the Cape Ca Mau National Park is constantly expanding naturally, the annual Cape Ca Mau encroachment into the sea in a few dozen meters in alluvial sources of river systems, canals, canal Accretion under help of the birth of the forest law compliance Mam, are coastal. With the valuable features of the biodiversity and local conditions created so rare Mui Ca Mau National Park deserves to be recognized as the world biosphere reserve. To maintain the title that does not stop the development of the biosphere habitats, poses problems for the industry at all levels but especially for agriculture and rural development in the province of Ca Mau is currently doing to manage, protect good Mui Ca Mau National Park in particular and the Biosphere Reserves in general.

25/6/09

HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP LỢ - VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ - ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI LÝ TƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI.
----------------------------------
LÂM NGỌC KIÊN
(Chi cục kiểm lâm Tỉnh Cà Mau)


Ngày 26/5/2009, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 21 của uỷ ban điều phối quốc tế về con người và sinh quyển thuộc tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Jeju (Hàn Quốc), Vườn Quốc Gia U - Minh Hạ (Tỉnh Cà Mau) của Việt Nam được chính thức công nhận là khu dự trử sinh quyển của thế giới.
Rừng U Minh Hạ ngoài giá trị nghiên cứu khoa học, môi trường sinh thái và du lịch. Đây còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống lịch sử, bởi qua hai cuộc chiến tranh, rừng U Minh Hạ luôn là chiến khu kiên cường. Khu căn cứ địa này là nơi ở và làm việc của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng trong các thời kỳ chiến tranh. Các đồng chí Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt là những người đã từng gắn bó mật thiết với rừng U Minh Hạ.Sau ngày giải phóng, thống nhất tổ quốc, rừng U Minh Hạ lại là nơi đùm bọc cho hàng chục ngàn dân từ khắp các miền đất nước về đây sinh sống, lập nghiệp.


Nếu là người yêu thích thiên nhiên, muốn đi du lịch sinh thái để tận hưởng vẻ đẹp của quê hương đất nước, thì Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Tỉnh Cà Mau - là một địa điểm quí du khách không nên bỏ qua.
Nằm về phía Tây Tỉnh Cà Mau, cách Thành Phố Cà Mau không đầy 25 Km, mất hơn 30 phút ngồi ô tô, quí du khách sẽ đến Vườn Quốc Gia U Minh Hạ.
Đây là một khu rừng tự nhiên, thuần chủng (Loài cây chiếm ưu thế là Tràm – Melaleuca Cajuputi) mang đậm nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng Tràm trên nền đất phèn, than bùn ngập nước theo mùa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một kiểu hệ sinh thái không còn nhiều ở Việt Nam và trên thế giới. Rừng ở đây có nhiều loài động, thực vật quí hiếm phục vụ cho nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, đây còn là cái nôi của cách mạng miền nam trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Với nhiều đặc điểm quí giá đó, Vườn Quốc Gia U Minh Hạ sớm được nhà nước quan tâm phát triển. Từ năm 1983, Hội đồng Bộ Trưởng (Nay là Thủ Tướng Chính phủ) đã có quyết định số 83/CP về việc ghi nhận “ Khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi - Tỉnh Minh Hải”và gần đây, ngày 20/11/2006 thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 112/QĐ - TTg thành lập Vườn Quốc Gia U Minh Hạ trên cơ sở hợp nhất khu bảo tồn thiên nhiên Vồ Dơi với một phần diện tích rừng Tràm U Minh Hạ thuộc các Lâm ngư trường: U Minh III, Trần Văn Thời.
Hiện nay, Vườn có tổng diện tích 8.527 Ha nằm trên địa bàn hai huyện: U Minh và Trần Văn Thời. Trong đó có khu Vố Dơi rộng trên 3.600 Ha là khu rừng nguyên sinh duy nhất còn sót lại của Tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, Vườn còn có hơn 25.000 Ha rừng đệm thuộc các đơn vị: Công ty lâm nghiệp U Minh Hạ, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập. Đây là khu bảo vệ cần thiết đảm bảo cho sự phục hồi của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái rừng ngập với nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.
Vườn Quốc Gia U Minh Hạ có địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao bình quân so với mặt nước biển từ 1,5 đến 2,5m, độ chênh cao trong vùng rừng từ 0,5 đến 2m nghiêng và thấp dần về phía Tây bắc sang Đông nam. Trên lâm phần có hai loại đất chính đó là đất than bùn và đất sét; diện tích đất than bùn 1.664 Ha (Chiếm 22,7% diện tích), diện tích đất sét 6.863 Ha (Chiếm 77,3% diện tích). Do quá trình cố định đất hình thành than bùn và sự phá huỷ của nhiều nguyên nhân.
Đất ở đây được hình thành lâu đời từ nguyên đại đệ tứ, do sự bồi đắp của phù sa ven biển mang lại từ hệ thống sông Cửu Long, qua thời gian cố định dần, cùng với sự có mặt của thảm thực vật cây rừng ngập và sinh khối rơi rụng của nó trong điều kiện yếm khí vì bị ngập nước thường xuyên từ 5 đến 6 tháng/năm (Từ khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) nên đã hình thành lớp than bùn có độ dày từ 0,5 đến 1m; dưới lớp than bùn là tầng đất sét có chứa phèn tiềm tàng ở các độ sâu khác nhau. Vườn quốc gia là vùng đất ngập nước theo mùa, do đó thảm thực vật ở đây là hổn hợp rừng tràm, trảng cỏ ngập nước theo mùa và đầm lầy trống.
Đứng trên đài quan sát rừng (Đài cao 25m ở vị trí trung tâm VQG) phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn cảnh Vườn Quốc Gia, quí du khách không khỏi ngỡ ngàng trước bạt ngàn màu xanh của lá, của rừng như kéo dài vô tận và cảm thấy con người nhỏ bé làm sao trước thiên nhiên rộng lớn. Bên dưới tán rừng kia quí du khách sẽ khám phá được sự đa dạng sinh học hiếm có
Về thực vật, tại đây có ba kiểu thảm thực vật chính đó là rừng tràm bán tự nhiên, rừng tràm trồng và trảng cỏ ngập nước theo mùa. Theo các nhà khoa học, hệ thực vật ở đây gồm 78 loài, thuộc 65 chi và 36 họ. Trong đó, cây gỗ chủ yếu là Tràm (Melaleuca Cajuputi) và một số loài cây gỗ khác như Móp (Alsbiuia Spathulata), Bùi (Ilex Cymosa), Tràm Khế (Eugenia Jamlolana), Tràm sẽ (Eugenia Liucata); cây bụi có một số loài đại diện như Mua lông (Melastona Pelyauthium), Mật cật gai (Lienala Spinosa), Bòng Bòng (Lygedium Myerephyllum), Dầu đấu ba lá (Enodia Lepta), Bí Bái (Aetenychia Laurifellia); thảm tươi có các loài đại diện như Sậy (Phragmites Karka), Choại (Stenochleân Palustrie), cỏ Đuôi lươn (Machaerinafalcata), Mây nước (Flagellaria Indica), nhiều loài dương xỉ, tảo….Ở đây thực sự là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái rừng ngập úng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung.
Về động vật, theo điều tra của Đoàn tổng hợp thuộc phân viện II Bộ lâm nghiệp trước đây và của Viện điều tra quy hoạch rừng Bộ NN&PTNT hiện nay thì hệ động vật rừng ở đây gồm 161 loài thuộc 66 họ và 27 bộ. Trong đó có hơn 40 loài thú, nhiều nhất là các loài thú quí hiếm như: Heo rừng, Nai, Khỉ vàng, Cà khu, Cầy hương, Dơi quạ, chồn, Rái cá lông mũi…; có hơn 182 loài chim, trong đó có các loài quí hiém như: Gà đẫy, gà soái, Khoang cổ, Chàng bè, Lele, Diệc, cò trắng, cò Đen, cò Lùn, Còng cọc, Hạt cổ trắng…; có hơn 36 loài bò sát thuộc 16 họ và 3 bộ, trong đó có một số loài quí hiếm như: Rắn Hổ đất, rắn Hổ mang chúa, rắn Mai gầm, Trăn gấm, Kỳ đà nước, tắc kè, Têtê (Trúc), Rùa vàng, Rùa răng (Càng đước), Rùa nắp…; Lưỡng thê có 11 loài thuộc 5 họ và 2 bộ và nhiều loài côn trùng khác. Ngoài ra, trên lâm phần VQG có hơn 100 Km kênh mương với tổng diện tích mặt nước hơn 1 triệu m2 (chưa kể diện tích của các thảm cỏ ngập nước theo mùa) đây thực sự là thiên đường cho các loài cá nước ngọt sinh sống và phát triển, ở đây vào mùa khai thác cá quí du khách dễ dàng bắt gặp nhiều loài cá có giá trị khoa học và kinh tế như: Cá lóc, Sặc rằn, Sặc bướm, Trê vàng, Rô đồng, Thác lác, Trạch…
Hệ động vật ở đây không những phong phú về thành phần loài mà còn có mức độ tập trung cá thể từng loài rất lớn. Nhiều loài động vật quí hiếm đã chọn nơi đây làm chổ trú ngụ vì hệ sinh thái rừng và môi trường ở đây vừa thích nghi với chúng vừa được bảo vệ rất tốt. Đến đây quí du khách có thể tận mắt nhìn thấy Vườn Dơi, Vườn Cò, máng Diệc…với rất nhiều loài chim bay đi, bay về từng đàn, từng đàn nhộn nhịp trông rất đẹp mắt.
Nhằm bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật quí hiếm, phát huy các giá trị của vùng rừng, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, đồng thời phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái.Vừa qua, UBND Tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch khu du lịch sinh thái VQG U Minh Hạ và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn với tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 1 (2008-2011) là 144 tỷ đồng. Theo đó, VQG U Minh Hạ được chia làm 3 phân khu chức năng để đầu tư là: Khu dịch vụ hành chính, khu phục hồi sinh thái và khu bảo tồn nghiêm ngặt. Trong đó khu du lịch có quy mô khoản 1.708 ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính và một phần khu rừng ngập nước.
Hiện nay, các hạng mục công trình như khu vui chơi giải trí, khu văn hoá truyền thống, tái tạo làng rừng, khu ẩm thực dân gian, khu nuôi thuần dưỡng thú bản địa, bến bãi câu cá…đang được thiết kế, thi công. Hiện tại, hệ thống đường nhựa, hệ thống cấp nước sinh hoạt, đài quan sát rừng cùng một số công trình dịch vụ khác đã được xây dựng hoàn thành phần nào đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài tỉnh. Nhiều công ty du lịch trong và ngoài nước cũng đã đến tìm hiểu và đăng ký đầu tư khai thác du lịch tại đây.
Đặc biệt, mới đây VQG U Minh Hạ được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là khu dự trử sinh quyển của thế giới. Đây thực sự là tin vui của nhân dân Cà Mau nói riêng và của nhân dân cả nước nói chung. Rồi đây, trong tương lai gần, khi các hạng mục công trình của gói đầu tư giai đoạn 1 hoàn thành, Vườn quốc gia U Minh Hạ thực sự là điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế.

19/1/09

Thư của tổng thống Barack Obama gửi con gái

Thư gửi con gái của tổng thống đắc cử Barack Obama
Thanh Tuấn dịch

Ngày 20-1 tới, ông Barack Obama sẽ chính thức nhậm chức tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Nhân dịp lịch sử này, Tổng thống Obama đã viết thư cho hai cô con gái. Bức thư được tạp chí Parade đăng lại.
“Hãy sửa những sai lầm mà các con thấy”
“Cha muốn mọi trẻ em của chúng ta được tới trường phù hợp với những tiềm năng chúng có... Cha muốn các bạn cũng có cơ hội đi học đại học, dù cha mẹ họ có thể không giàu...”
Đó là một trích đoạn trong bức thư của ông Barack Obama gửi hai con gái, trước lễ nhậm chức tổng thống Mỹ. Mặc dù là thư gửi cho con gái nhưng ông Obama đã gửi gắm vào đó rất nhiều thông điệp...
Malia và Sasha thân yêu,
Cha biết các con đã có nhiều điều thú vị trong hai năm đi theo chặng đường vận động tranh cử: được tới những cuộc picnic, diễu hành và hội chợ, ăn đủ thứ đồ tạp mà mẹ con và cha đúng ra không nên cho các con như vậy. Nhưng cha cũng biết mọi thứ không dễ chút nào cho các con và mẹ. Dù các con vui thích thế nào với chú cún mới, điều đó cũng chẳng thể bù đắp lại được những khoảng thời gian chúng ta xa cách nhau. Cha biết mình đã bỏ lỡ nhiều thế nào trong suốt hai năm qua, và hôm nay cha muốn nói cho các con một chút vì sao cha quyết định đưa gia đình ta vào hành trình này.
Khi còn trẻ, cha nghĩ cuộc đời tất cả là về bản thân mình - làm cách nào cha có thể tạo dấu ấn được nơi cõi đời này, trở nên thành công và đạt được những gì mình muốn. Thế rồi hai con bước vào cuộc đời cha với tất cả những sự tò mò, láu lỉnh cùng những nụ cười chưa lúc nào thôi làm tràn ngập trái tim cha và làm rạng ngời những tháng ngày đi qua. Bất ngờ cha nhận ra những kế hoạch to tát cha vạch ra cho chính mình không còn quan trọng nữa.
Cha nhanh chóng thấy niềm vui lớn nhất trong đời mình chính là niềm vui cha thấy được ở các con. Cha nhận ra cuộc đời chẳng còn ý nghĩa nếu cha không đảm bảo cho các con có mọi cơ hội để được hạnh phúc và phát huy được hết những gì nơi các con. Cuối cùng, các con à, đó chính là lý do cha chạy đua làm tổng thống: vì những gì cha muốn dành cho các con và mọi đứa trẻ ở đất nước này.
Cha muốn mọi trẻ em của chúng ta được tới trường phù hợp với những tiềm năng chúng có - những ngôi trường tạo ra thách thức, tạo niềm cảm hứng, truyền cho chúng sự ngạc nhiên với thế giới quanh ta. Cha muốn các bạn cũng có cơ hội đi học đại học, dù cha mẹ họ có thể không giàu. Và cha muốn các bạn có được những việc làm tốt: những công việc có thu nhập khá và đem lại cho họ những phúc lợi như bảo hiểm y tế, những công việc cho phép họ được dành thời gian với con cái và có thể nghỉ hưu trong đàng hoàng.
Cha cũng muốn chúng ta đẩy xa hơn những bờ bến khám phá để con có thể sống, nhìn thấy những công nghệ và phát minh mới giúp cải thiện đời sống, giúp hành tinh sạch và an toàn hơn. Cha cũng muốn chúng ta đẩy những ranh giới của nhân loại, để vượt xa ra khỏi những chia rẽ sắc tộc, vùng miền, giới tính và tôn giáo vốn đang cản trở chúng nhìn thấy điều tốt đẹp nhất nơi những người khác.
Đôi khi chúng ta gửi những thanh niên nam nữ vào chiến tranh và nhiều tình huống nguy hiểm khác để bảo vệ đất nước - nhưng khi làm vậy cha muốn bảo đảm rằng việc đó chỉ tiến hành khi có một lý do thật chính đáng, rằng chúng ta cố gắng hòa giải những khác biệt với nhau bằng con đường hòa bình và làm mọi thứ có thể để những người lính của chúng ta được an toàn. Và cha muốn mọi đứa trẻ hiểu rằng những điều hạnh phúc mà những người lính Mỹ dũng cảm đó đấu tranh không phải tự nhiên mà có, rằng vinh dự lớn trở thành công dân của quốc gia này luôn đi kèm với trách nhiệm lớn.
Đó là bài học mà bà con đã dạy cha khi cha bằng tuổi các con, đọc cho cha những dòng đầu của Tuyên ngôn độc lập, nói cho cha về những người đàn ông và đàn bà đi đấu tranh cho sự bình đẳng, vì họ tin rằng những điều đã được viết ra hơn hai thế kỷ trước cần có ý nghĩa gì đó.
Bà giúp cha hiểu rằng nước Mỹ vĩ đại không phải vì nó hoàn hảo mà bởi vì nó luôn có thể được làm cho tốt đẹp hơn, rằng công việc còn dang dở để hoàn thiện liên hiệp chung này nằm ở nơi mỗi chúng ta. Đó là trách nhiệm chúng ta chuyển giao cho cháu con của mình, để mỗi thế hệ sau lại có thể tiến gần hơn đến một nước Mỹ mà chúng ta biết là nên như vậy.
Cha mong cả hai con sẽ gánh nhận trách nhiệm này, hãy sửa những sai lầm mà các con thấy, hãy làm việc để trao cho người khác những cơ hội các con đang có. Hãy làm không phải vì các con có nghĩa vụ phải đáp đền một đất nước đã trao cho gia đình ta rất nhiều, dù thực tế các con có trách nhiệm đó. Mà hãy làm bởi vì các con có trách nhiệm với chính bản thân mình. Bởi vì chỉ khi các con phấn đấu cho một cái gì lớn hơn bản thân mình, các con mới có thể nhận ra hết những gì tiềm tàng thật sự các con đang có.
Có những điều cha rất mong muốn cho các con - được lớn lên trong thế giới không có giới hạn cho những ước mơ của các con, không có thành tựu gì nằm ngoài tầm với, được trở thành những người phụ nữ đầy lòng thương yêu và tận tụy để giúp xây dựng thế giới này. Cha cũng mong muốn mọi đứa trẻ khác có cùng cơ hội được học, được mơ, được lớn lên và phát triển như những gì các con đang có. Đó là lý do cha đưa gia đình ta bước vào hành trình lớn này.
Cha rất tự hào về cả hai con. Cha yêu hai con hơn tất cả những gì các con từng biết. Và cha rất biết ơn các con mỗi ngày vì sự kiên nhẫn, đĩnh đạc, duyên dáng và hài hước mà chúng ta chuẩn bị để bắt đầu cuộc sống mới của mình trong Nhà Trắng.
Yêu các con, cha.
Barack Obama
Obama đến Washington trên chuyến tàu lịch sử
Đoàn tàu tái hiện cảnh chuyến đi nhậm chức lịch sử của Tổng thống Abraham Lincoln 148 năm trước đã đưa tổng thống đắc cử Obama đến nhà ga Union ở thủ đô Washington DC hôm
17-1, chuẩn bị cho lễ nhậm chức của ông. Theo CNN, chuyến tàu đi trên quãng đường 137 dặm (219km) đã đi qua một loạt địa danh biểu tượng khi xuất phát tại thành phố Philadelphia (nơi hiến pháp nước Mỹ được viết, cũng là nơi ký tuyên ngôn độc lập năm 1776), đi qua Delaware (nơi hiến pháp Mỹ lần đầu được phê chuẩn), Maryland rồi tới thủ đô Washington DC.
Chuyến tàu với nhiều ý nghĩa lịch sử này một lần nữa thể hiện chủ đề lễ nhậm chức của ông Obama: “Làm mới lại những lời hứa của nước Mỹ” trong bối cảnh nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn hiện nay.
Từ lâu, Tổng thống đắc cử Obama đã được nhiều người so sánh với Abraham Lincoln - một trong những tổng thống vĩ đại nhất của nước Mỹ, người cũng đến từ bang Illinois như ông Obama. Cả ông Obama và Tổng thống Lincoln đều là đại diện của Illinois tại quốc hội một thời gian ngắn trước khi được bầu làm tổng thống. Giống Tổng thống Lincoln, ông Obama là một người có tham vọng, nguyên tắc, khôn ngoan và nhà chiến lược tài ba. Ngoài ra, cả hai tổng thống này của nước Mỹ đều mất mẹ cha từ nhỏ và cùng phải tiếp nhận đất nước trong thời gian khủng hoảng. Nhiều người đã so sánh Barack Obama với Abraham Lincoln khi ông chấp nhận đưa đối thủ và những người có quan điểm khác biệt vào nội các.
Vào ngày 20-1 tới, ông Obama cũng sẽ sử dụng cuốn Kinh thánh của Tổng thống Abraham Lincoln trong lễ nhậm chức của mình.
Nguồn:
Tuổi trẻ Online

25/11/08

RA THĂM LĂNG BÁC


Đã lâu tôi mới có diệp ra thăm Lăng Bác. Hôm rồi theo chân đoàn cán bộ dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập lực lượng kiểm lâm, tôi ra Hà Nội và đã đến thăm Lăng Bác. Sau đây là vài hình ảnh ghi lại sau chuyến đi: