Obama lúc còn là sinh viên
Barack Obama sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961 (47 tuổi) tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ, là Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ.
. Nơi ỏ hiện nay (trước khi đắc cử tổng thống): ( Kenwood), Chicago, Illinois.
. Trình độ học vấn: Đại học Occidental, Đại học Columbia, Đại học Harvard (ngành luật).
. Nghề nghiệp: Luật sư, chính trị gia.
. Tôn giáo: Tự trị giáo đoàn.
. Vợ: Michelle Obama (kết hôn năm 1992).
. Con: Con gái Malia Ann (sinh năm 1998), con gái Natasha ("Sasha") (Sinh năm 2001).
. Website: Barack Obama.
Tuổi niên thiếu:
Obama lúc còn bé
Barack Hussein Obama (tên đầy đủ) ra đời vào lúc 7h24 tối ngày 4 tháng 8 năm 1961, tại Trung tâm Y khoa Kapionlani ở Honolulu, Haiwaii, Hoa Kỳ. là con trai của Barack Obama, Sr., một công dân Kenya da đen, và bà Ann Duham, một phụ nữ Mỹ da trắng đến từ Wichita, gốc Kansas. Hai người quen nhau khi đang theo học Đại học Haiwaii tại Manoa. Hai người sống ly thân khi cậu bé Obama mới lên 2 tuổi, và cuối cùng đã ly dị. Cha của Obama trở về Kenya, chỉ gặp con mình một lần duy nhất trước khi mất vì tai nạn xe hơi năm 1982. Sau đó mẹ Obama kết hôn với một công dân người Indonesia tên là Lolo Soetoro, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học trên đảo Hawaii, năm 1967 gia đình dọn đến Jakarta, Obama học tại các trường ở Jakarta cho đến 10 tuổi, rồi trở về Honolulu sống với ông bà ngoại, học tại Trường Punahou từ lớp năm (năm 1971) cho đến khi tốt nghiệp trung học năm 1979. Năm 1972, mẹ của Obama trở lại Hawaii trong vài năm rồi quay về Indonesia để làm việc. Bà mất năm 1995 vì bệnh ung thư buồng trứng.
Mẹ Obama
Obama đến Los Angeles, học tại trường Đại học Occidental (Occidental College) trong hai năm, rồi sang New York, theo học tại Đại học Columbia, môn Khoa học chính trị chuyên, ngành quan hệ quốc tế. Obama tốt nghiệp Đại học Columbia năm 1983 với văn bằng cử nhân, rồi đến làm việc tại Business Internationnal Corporation và Nhóm Nghiên cứu Quyền lợi Công cộng New York (New York Public Interest Research Group).
Obama và cha
Sau bốn năm sống ở Thành phố New York, Obama dọn đến Chicago, trở thành chuyên viên tổ chức cộng đồng trong ba năm từ năm 1985 năm 1988 trong cương vị giám đốc cho Đề án Phát triển Cộng đồng, một tổ chức cộng đồng lúc đầu bao gồm 8 giáo xứ Công giáo ở vùng Đại Roseland. Trong ba năm làm việc cho tổ chức tôn giáo này, số nhân viên của Obama từ 1 người tăng lên 13, ngân quỹ từ 70.000 USD lên 400.000 USD. Đến giữa thập niên 1980, lần đầu tiên Obama đến thăm Châu Âu trong ba tuần, kế đến là Kenya trong năm tuần, tại đây lần đầu ông có cơ hội gặp những người họ hàng bên nội.
Obama và vợ
Cuối năm 1988, Obama nhập học Trường Luật của Đại học Harvard. Vào cuối năm thứ nhất, dựa trên thành tích học tập và một cuộc thi viết, Obama được chọn làm biên tập viên cho Harvard Law Review. Đến năm thứ hai, ông đắc cử chức Chủ nhiệm của tạp chí này, một vị trí thiện nguyện trọn thời gian với chức năng chủ trì, điều hành một ban biên tập 80 người. Sự kiện một người da đen đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm của Harvard Law Review đã thu hút sự chú ý của báo giới thời bấy giờ. Năm 1991, Obama tốt nghiệp hạng danh dự (magna cum laude) với học vị Tiến sĩ Luật (J.D.), trở về Chicago và làm việc tại các Văn phòng Luật sư Sidley & Austin (1989), và Văn phòng Luật sư Hopkins & Sutter (1990).
Obama và cha dượng
Vào Đời:
Obama và mẹ kế
Nhờ nổi tiếng từ sự kiện là người da đen đầu tiên đắc cử chủ nhiệm của Harvard Law Review, Obama được mời gọi cho các hợp đồng viết sách về quan hệ chủng tộc. Muốn tuyển dụng Obama vào ban giáo sư, Trường Luật của Đại học Chicago dành cho ông một học bổng và một văn phòng để viết sách. Không thể hoàn tất cuốn sách trong vòng một năm như dự định vì muốn thêm vào những hồi ức cá nhân, Obama và vợ đến Bali để tập trung cho công việc. Đến giữa năm 1995, cuốn sách được xuất bản dưới tựa đề Dreams from My Father.
Obama và các con
Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1992, Obama điều hành Project Vote (Đề án Bầu phiếu) tại Illinois, với sự cộng tác của 10 đến 700 tình nguyện viên nhắm vào mục tiêu vận động từ 150.000 đến 400.000 cử tri người Mỹ gốc Phi trong tiểu bang đăng ký đi bầu. Đề án này khiến Crain's Chicago Business ghi tên Obama vào danh sách "Bốn mươi nhân vật U 40 có thế lực nhất" năm 1993.Sau đó, Obama dành 12 năm để dạy luật hiến pháp tại Trường Luật của Đại học Chicago, bốn năm đầu (1992-1996) là giảng viên (lecturer), tám năm sau (1996-2004) là giảng viên trưởng (senior-leccturer). Năm 1993, Obama gia nhập Văn phòng Luật sư Davis, Miner, Barnhill & Galland, làm việc trong chuyên ngành luật dân sự và phát triển kinh tế cộng đồng cho đến năm 2004.
Obama từng nói: "Cha mẹ tôi không chỉ chia sẻ với nhau tình yêu trong mơ, mà còn chia sẻ với nhau niềm tin vào các cơ hội rộng mở trên đất nước này. Họ cho tôi cái tên châu Phi, Barack, nghĩa là người được chúc phúc, vì họ tin rằng ở nước Mỹ bao dung, tên của bạn không thể là rào cản đến thành công. Họ tưởng tượng rằng tôi sẽ đến những trường học tốt nhất mặc dù họ không giàu, bởi vì ở nước Mỹ hào phóng, bạn không cần phải giàu mới có thể đạt được những ước mơ."(Barack Obama, Diễn văn tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004.
Obama gặp vợ của mình, Michelle Robinson, năm 1988 khi nhận một công việc mùa hè cho văn phòng luật sư Sidley & Austin ở Chicago. Là cố vấn cho Obama tại công ty, Robinson cùng làm việc với Obama trong các hoạt động xã hội theo nhóm. Đến cuối hè, họ bắt đầu hẹn hò, đính hôn năm 1991 và kết hôn vào tháng 10 năm 1992. Con gái đầu của hai người, Malia Ann, chào đời năm 1998, kế đó là Natasha ("Sasha") năm 2001. Năm 2005, gia đình Obama dọn đến ngôi nhà mới trị giá 1,6 triệu USD ở Kenwood. Tháng 12 năm 2007, tạp chí Money ước tính tài sản của gia đình Obama là 1,3 triệu. Khoản hoàn trả thuế năm 2007 cho thấy lợi tức của họ là 4,2 triệu USD, tăng từ khoảng 1 triệu USD năm 2006, và 1,6 triệu USD năm 2005, hầu hết là nhờ vào tiền bán sách.
Obama có bảy anh chị em cùng cha khác mẹ, sáu trong số họ còn sống, và một em gái cùng mẹ khác cha, Maya Soetoro-Ng. Soetoro-Ng kết hôn với một người Canada gốc Hoa.
Obama thích chơi bóng rổ, thời trung học từng là thành viên đội bóng rổ liên trường. Ông thuận tay trái, nhưng lại thích sử dụng tay phải trong một số động tác chơi bóng. Trước khi tuyên bố tranh cử, Obama bắt đầu bỏ thuốc lá, ông nói với tờ Chicago Tribune "Trong vài năm qua, từng hồi từng lúc tôi đã bỏ thuốc. Vợ tôi kiên quyết yêu cầu tôi bỏ thuốc, nếu không tôi sẽ không chịu đựng nổi áp lực của chiến dịch tranh cử".
Một chủ đề trong bài diễn văn quan trọng đọc tại Đại hội Toàn quốc Đảng Dân chủ năm 2004, cũng là tựa đề một quyển sách xuất bản năm 2006 của Obama, The Audacity of Hope, được truyền cảm hứng bởi quản nhiệm nhà thờ của ông, Mục sư Jeremiah Wright. Trong chương 6 tựa đề "Đức tin", Obama viết ông "không được nuôi dưỡng trong một gia đình có niềm tin tôn giáo"; nhưng mẹ ông, khi đến với tôn giáo, trở thành "người sùng tín nhất mà tôi từng biết". Obama miêu tả người cha gốc Kenya của mình dù "được giáo dưỡng trong môi trường Hồi giáo" lại là "một người vô thần" và người cha kế gốc Indonesia là "người xem tôn giáo là điều chẳng mang lại lợi ích cụ thể nào".
Cuốn sách cũng thuật lại sự kiện Obama, lúc ấy ở tuổi hai mươi, khi đang làm việc cho một nhà thờ địa phương trong cương vị một nhân viên tổ chức cộng đồng, đã nhận ra rằng "sức mạnh của truyền thống tôn giáo trong cộng đồng người Mỹ gốc phi có thể kích hoạt các thay đổi trong xã hội". Obama viết: "Từ những nhận thức này – niềm tin tôn giáo không đòi hỏi tôi phải từ bỏ ý thức phê phán, chấm dứt các nỗ lực tranh đấu cho sự công bằng xã hội và kinh tế, hay rút lui khỏi thế giới mà tôi hiểu biết và yêu quí – tôi đã đến Nhà thờ Trinity United Church of Christ (thuộc giáo phái Tự trị Giáo đoàn) để chịu lễ báp têm".
Tác phẩm:
Dreams from My Father
Tác phẩm đầu tay của Obama, Dreams from My Father: A Story of Race and Inheritance (Những giấc mơ từ cha tôi: Câu chuyện về chủng tộc và di sản), xuất bản trước khi ông bước vào các chức vụ dân cử. Trong tác phẩm này, Obama thuật lại thời thơ ấu ở Honolulu và Jakata, những năm học đại học ở Los Angeles và Thành phố New York trong thập niên 1980. Những chương chót được dành để miêu tả chuyến viếng thăm thứ nhất của ông đến Kenya, chuyến đi nối kết với dòng tộc và di sản thuộc chủng tộc Luo. Trong phần dẫn nhập của ấn bản năm 2004, Obama viết rằng ông hi vọng câu chuyện của dòng tộc ông "theo một cách nào đó sẽ nói lên tình trạng phân hóa chủng tộc được xem là đặc thù của trải nghiệm Mỹ Quốc". Trong một bài điểm sách năm 1995, tiểu thuyết gia Paul Watkins nhận xét rằng tác phẩm này "đã miêu tả cách thuyết phục hiện tượng những người thuộc về hai thế giới khác nhau, và vì vậy, không có một chỗ để đi về". Ấn bản sách đọc của tác phẩm đã mang về cho Obama giải Grammy cho Album đọc Hay nhất năm 2006.
The Audacity of Hope
Tác phẩm thứ hai của Obama, The Audacity of Hope: Thoughts on Reclaiming the American Dream (Hi vọng táo bạo: Suy nghĩ về việc tìm lại giấc mơ Mỹ), không lâu sau khi xuất bản trong tháng 10 năm 2006 được tờ New York Times đưa vào bản liệt kê sách bán chạy nhất. Nó được đặt tên theo tựa đề một bài thuyết giảng của Jeremiah Wright, trước đây là mục sư của Obama. Theo tờ Chicago Tribune, chính những đám đông tụ tập tại những buổi ký tặng sách đã ảnh hưởng đến quyết định tranh cử tổng thống của Obama. Cựu ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Gary Hart nhận xét rằng quyển sách tự thuật này đã thể hiện một "con người còn khá trẻ tuổi nhưng đã già dặn, một đầu óc sắc sảo quan sát các điều kiện sống của con người, một nhân vật sở hữu lòng kiên định và kỹ năng sáng tác, sẽ lóe sáng đến tầm vĩ nhân". Cây bút chuyên điểm sách Michael Tomasky viết rằng tác phẩm này không phải là "phương thuốc với những sáng kiến táo bạo sẽ dẫn dắt Đảng Dân chủ ra khỏi hoang mạc", nhưng nó chỉ cho thấy tiềm năng của Obama "kiến tạo một nền chính trị mới theo khuynh hướng cấp tiến mà vẫn bám rễ trong truyền thống dân sự, có sức thuyết phục đối với quảng đại quần chúng". Tháng 2 năm 2008, Obama giành một Giải Grammy cho ấn bản sách đọc của quyển "Audacity". Các ấn bản ngoại ngữ của tác phẩm này cũng đã được phát hành tại nhiều nước trên thế giới.